Diễn đàn Ngọc Lặc !
Bạn đang xem tại diễn đàn ngoclac2school!

Bạn hãy đăng kí thành viên hoặc đăng nhập để có thể xem link tải các file trong các thư mục của diễn đàn .

Nếu bạn đăng nhập hoặc đăng kí không được có thể do bạn đang bật font tiếng việt và hãy tắt nó đi trước khi đăng nhập hoặc đăng kí trên diễn đàn này !

Chúc bạn có một ngày vui vẻ !
Diễn đàn Ngọc Lặc !
Bạn đang xem tại diễn đàn ngoclac2school!

Bạn hãy đăng kí thành viên hoặc đăng nhập để có thể xem link tải các file trong các thư mục của diễn đàn .

Nếu bạn đăng nhập hoặc đăng kí không được có thể do bạn đang bật font tiếng việt và hãy tắt nó đi trước khi đăng nhập hoặc đăng kí trên diễn đàn này !

Chúc bạn có một ngày vui vẻ !

Diễn đàn Ngọc Lặc !


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share
 

 Bài tập tự luyện phần axit cacboxylic

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
sailam94
Nhập học
Nhập học
sailam94

Nhiệm vụ đã hoàn thành ! Nhiệm vụ đã hoàn thành ! :
Bài tập tự luyện phần axit cacboxylic Th_1510
admin ngoclac2school

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 245
Điểm Điểm : 783
Danh tiếng Danh tiếng : 1
Giới tínhNam
Tuổi : 29
Ngày tham gia : 24/02/2012
Đến từ Đến từ : Ngọc Lặc

Bài tập tự luyện phần axit cacboxylic Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài tập tự luyện phần axit cacboxylic   Bài tập tự luyện phần axit cacboxylic EmptySat Apr 28, 2012 3:22 pm




Bài tập phần trắc nghiệm :


Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp thu được 6,16 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Công thức của 2 axit là

A. CH3COOH và C2H5COOH. B. C2H3COOH và C3H5COOH.

C. HCOOH và CH3COOH. D. C2H5COOH và C3H7COOH.

Câu 2: Chia 0,6 mol hỗn hợp 2 axit no thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đốt cháy hoàn toàn thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Phần 2 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của 2 axit ban đầu là

A. CH3-COOH và CH2=CH-COOH. B. H-COOH và HOOC-COOH.

C. CH3-COOH và HOOC-COOH. D. H-COOH và CH3-CH2-COOH.

Câu 3: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2. B. CnH2n+2O2. C. CnH2n+1O2. D. CnH2n-1O2.

Câu 4: Công thức chung axit cacboxylic no, đa chức, mạch hở là

A. CnH2n-m(COOH)m. B. CnH2n+2-m(COOH)m.

C. CnH2n+1(COOH)m D. CnH2n-1(COOH)m

Câu 5: C4H8O2 có số đồng phân axit là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 6: Trộn 20 gam dung dịch axit đơn chức X 23% với 50 gam dung dịch axit đơn chức Y 20,64% thu được dung dịch D. Để trung hoà D cần 200 ml dung dịch NaOH 1,1M. Biết rằng D tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X và Y tương ứng là

A. HCOOH và C2H3COOH. B. C3H7COOH và HCOOH.

C. C3H5COOH và HCOOH. D. HCOOH và C3H5COOH.

Câu 7: Axit đicacboxylic mạch thẳng có phần trăm khối lượng của các nguyên tố tương ứng là % C = 45,46%, %H = 6,06%, %O = 48,49%. Công thức cấu tạo của axit là

A. HOOC-COOH. B. HOOC-CH2-COOH.

C. HOOC-CH2-CH2-COOH. D. HOOC-CH2-CH2-CH2-COOH.

Câu 8: Axit X mạch thẳng, có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n. Công thức cấu tạo của X là

A. C2H4COOH. B. HOOC-(CH2)4-COOH.

C. CH3CH2CH(COOH)CH2COOH. D. HOOCCH2CH(CH3)CH2COOH

Câu 9: Để trung hoà 8,8 gam một axit cacboxylic mạch thẳng thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit đó là

A. CH3COOH. B. CH3(CH2)2COOH. C. CH3(CH2)3COOH. D. CH3CH2COOH.

Câu 10: X, Y là 2 axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp A gồm 4,6 gam X và 6,0 gam Y tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của X và Y lần lượt là

A. CH2O2 và C2H4O2. B. C2H4O2 và C3H6O2.

C. C3H6O2 và C4H8O2. D. C4H8O2 và C5H10O2.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của chúng là

A. C2H4O2 và C3H6O2. B. C3H6O2 và C4H8O2.

C. CH2O2 và C2H4O2. D. C3H4O2 và C4H6O2.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Số mol của mỗi axit lần lượt là

A. 0,05 và 0,05. B. 0,045 và 0,055. C. 0,04 và 0,06. D. 0,06 và 0,04.

Câu 13: Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ no, đơn chức tác dụng với lượng vừa đủ Na2CO3 tạo thành 2,24 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng mỗi muối thu được là

A. 23,2. B. 21,2. C. 20,2. D. 19,2.

Câu 14: Một hỗn hợp hai axit hữu cơ có phản ứng tráng gương. Axit có khối lượng phân tử lớn khi tác dụng với Cl2 (as) thu được ba sản phẩm monoclo. Công thức của hai axit là

A. CH3COOH và HCOOH. B. CH3COOH và HOOC-COOH.

C. HCOOH và CH3(CH2)2COOH. D. HCOOH và (CH3)2CHCOOH.

Câu 15: Trung hoà 9 gam một axit đơn chức bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 12,3 gam muối. Công thức cấu tạo của axit là

A. HCOOH. B. CH2=CHCOOH. C. CH3COOH. D. CH3CH2COOH.

Câu 16: Công thức thực nghiệm của một axit no, đa chức là (C3H4O3)n. Công thức phân tử của axit đó là

A. C6H8O6. B. C3H4O3. C. C9H12O8. D. C3H4O4.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một axit hữu cơ ta thu được: nCO2 = nH2O. Axit đó là

A. axit hữu cơ có hai chức, chưa no. B. axit vòng no.

C. axit đơn chức, no. D. axit đơn chức, chưa no.

Câu 18: Trong các đồng phân axit C5H10O2. Số lượng đồng phân khi tác dụng với Cl2 (as) chỉ cho một sản phẩm thế monoclo duy nhất (theo tỷ lệ 1:1) là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 1,44 gam muối của axit hữu cơ thơm đơn chức ta thu được 0,53 gam Na2CO3 và 1,456 lít khí CO2 (đktc) và 0,45 gam H2O. CTCT của muối axit thơm là

A. C6H5CH2COONa. B. C6H5COONa.

C. C6H5CH2CH2COONa. D. C6H5CH(CH3)COONa.

Câu 20: X là axit hữu cơ thoả mãn điều kiện:

m gam X + NaHCO3 ®️ x mol CO2 và m gam X + O2 ®️ x mol CO2. Axit X là

A. CH3COOH. B. HOOC-COOH.

C. CH3C6H3(COOH)2. D. CH3CH2COOH.

Câu 21: Cho 5,76g axit hữu cơ đơn chức X tác dụng hết với CaCO3 dư, thu được 7,28g muối. Tên gọi của X là

A. axit fomic B. axit axetic C. axit butyric. D. axit acrylic.

Câu 22: Để trung hoà a gam hỗn hợp X gồm 2 axit no, đơn chức, mạch thẳng là đồng đẳng kế tiếp cần 100 ml dung dịch NaOH 0,3M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được b gam nước và (b+3,64) gam CO2. Công thức phân tử của 2 axit là

A. CH2O2 và C2H4O2. B. C2H4O2 và C3H6O2.

C. C3H6O2 và C4H8O2. D. C4H8O2 và C5H10O2.

Câu 23: Thực hiện phản ứng este hoá m gam CH3COOH bằng một lượng vừa đủ C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 1,76 gam este (h=100%). Giá trị của m là

A. 2,1. B. 1,1. C. 1,2. D. 1,4.

Câu 24: Hỗn hợp X gồm 1 axit no đơn chức và 2 axit không no đơn chức có 1 liên kết đôi, là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 2M, thu được 17,04 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn X thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 26,72 gam. Công thức phân tử của 3 axit trong X là

A. CH2O2, C3H4O2 và C4H6O2. B. C2H4O2, C3H4O2 và C4H6O2.

C. CH2O2, C5H8O2 và C4H6O2. D. C2H4O2, C5H8O2 và C4H6O2

Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 3,136 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của 2 axit trong X là

A. HCOOH và CH3COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.

C. C2H3COOH và C3H5COOH. D. C2H5COOH và C3H7COOH.

Câu 26 (A-07): Đốt cháy hoàn toàn a mol một axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

A. CH3COOH. B. HOOC-COOH.

C. HOOC-CH2-CH2-COOH. D. C2H5COOH.

Câu 27 (B-07): Để trung hoà 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là

A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C3H7COOH. D. HCOOH.

Câu 28 (B-07): Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

A. 8,96. B. 11,2. C. 4,48. D. 6,72.

Đọc kỹ đoạn văn sau để trả lời câu 29 và 30: Hỗn hợp X gồm 1 axit no, mạch thẳng, 2 lần axit (A) và 1 axit không no có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon, mạch hở, đơn chức (B), số nguyên tử cacbon trong A gấp đôi số nguyên tử cacbon trong B. Đốt cháy hoàn toàn 5,08g X thu được 4,704 lít CO2(đktc).Trung hoà 5,08g X cần 350ml dung dịch NaOH 0,2M.

Câu 29: Công thức phân tử của A và B tương ứng là

A. C8H14O4 và C4H6O2. B. C6H12O4 và C3H4O2.

C. C6H10O4 và C3H4O2. D. C4H6O4 và C2H4O2.

Câu 30: Số gam muối thu được sau phản ứng trung hoà là

A. 5,78. B. 6,62. C. 7,48. D. 8,24.


Bài tập phần tự luận ( lý thuyết ):


1) Chất hữu cơ (A) có chứa C, H, O. Cho 2,25g (A) tác dụng vừa đủ với 50ml dd KOH 1M. Tìm CTCT A. Biết A + Na2CO3 tạo CO2

2) A có công thức đơn giản là (CHO)n. Đốt 1 mol A ta thu được dưới 6mol CO2. Biện luận tìm CTPT (A). Gọi tên (A).

3) Một hh X gồm 2 axit hữu cơ no (mỗi axit chứa không quá 2 nhóm –COOH) có khối lượng 16g tương ứng với 0,175mol. Đốt cháy hoàn toàn hh X rồi cho sản phẩm chạy qua nước vôi trong dư, thu được 47,6g kết tủa. Mặt khác, nếu cho hh X tác dụng vừa đủ với dd Na2CO3 thu được 22,6g muối. CTCT các axit trong hh X?

4) Muốn trung hoà 0,15mol một axit cacboxylic (A) cần dùng 200ml dd NaOH 1,5M. Mặt khác để đốt cháy hoàn toàn 0,05mol (A) trên thì thu được 4,4g CO2 và 0,9g H2O. a) CTCT A. Gọi tên A. b) Từ CH4 đ/c (A).

5) Oxi hoá 6g một chất hữu cơ chứa oxi (A) thu được 1 axit hữu cơ đơn tương ứng (B) với hiệu suất 80%. Nếu lấy lượng axit thu được ở trên tác dụng với Na2CO3 dư thấy thoát ra 896cm3 CO2 (đkc). Tìm CTCT A, B.

6) Một axit hữu cơ mạch hở A. Khi đốt hoàn toàn A nhận thấy: – Số mol CO2 thu được = số mol oxi pứ. – Số mol H2O thu được = 2 nA pứ. Mặt khác, 0,1mol A pứ vừa đủ với 160g dd brom 10%. CTCT A.

7) Oxi hoá 1 rượu đơn no (A) ta được axit đơn no (B) tương ứng. Lấy 3,42g hh A, B tác dụng với Na (dư) cho 5,6lít khí (đkc). a) CTPT – CTCT A, B. b) Nếu đun 1,71g hh trên với H2SO4 đđ. Tính m % thu được. (H = 100%).

Cool Cho 30g hh 2 chất hữu cơ A, B mạch hở chỉ chứa nhóm chức – OH và – COOH. Trong đó A có 2 nhóm chức khác và B chỉ có 1 nhóm chức. Cho hh A, B tác dụng Na (dư) giải phóng 6,72 lít H2 (đkc). Mặt khác nếu đem trung hoà 30g hh trên cần 0,8 lít dd NaOH 0,5M. Khi đốt A cũng như B đều thu được nCO2 = nH2O – gốc hydrocacbon A lớn hơn B. Tìm CTPT – CTCT A, B.

9) Hoà tan 26,8g hh 2 axit cacboxylic no đơn chức vào H2O. Chia dd làm 2 phần bằng nhau – phần 1 tác dụng hoàn toàn với Ag2O(dư)/NH3 thu được 21,6g Ag. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với 200ml dd NaOH 1M. CTCT 2 axit.

10) Hh X gồm 2 axit hữu cơ no mạch hở, 2 lần axit (A) và axit không no (có 1 nối đôi, mạch hở, đơn chức (B). Số nguyên tử cacbon trong chất này gấp đôi số nguyên tử cacbon trong chất kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08g hh X được 4,704 lít CO2 (đkc). Nếu trung hoà hết 508g hh X cần 360ml dd NaOH 0,2M được hh muối Y. a) Tìm CTPT A, B. b) Tính % klg các chất trong hh X.

11) 50ml dd A gồm một axit hữu cơ đơn chức và 1 muối của nó với một kim loại kiềm cho tác dụng với 10ml dd Ba(OH)2 1,25M. Sau pứ để trung hoà dd cần thêm 3,75g dd HCl 14,6%. Sau đó cô cạn dd thu được 54,325g muối khan. Mặt khác, khi cho 50ml dd A tác dụng với H2SO4 dư rồi đun nóng thì thu được 0,784 lít hơi của axit hữu cơ trên (sau khi làm khô) ở 54,60C và 1,2atm. a) Tính CM các chất trong dd? b) CTPT muối của axit hữu cơ.

12) Cho m gam hh X gồm một axit hữu cơ (A) có CTTQ: CnH2nO2 và một rượu B có CT: CnH2n+2O. Biết A và B có klg phân tử bằng nhau. Lấy 1/10 hh X cho tác dụng lượng dư Na thì thu được 168ml H2 (đkc). – Đốt 1/10 hh X cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dd NaOH dư, sau đó thâm tiếp dd BaCl2 dư vào thì nhận được 7,88g kết tủa. a) Tìm CTPT của A, B. b) Tính m?. c) Đun m g hh X với H2SO4 đđ, làm xt. Tính m % ta thu được (H = 100%).

13) X là chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O có MX = 88 đvC. Cho biết: X + dd Ca(OH)2 2 : 1 ®️ Y + Z. (Cả 2 đều tráng gương được). Tìm CTCT X, Y, Z. Từ khí thiên nhiên đ/c X, Y, Z.

14) Có 3 chất hữu cơ A, B, C đều là rượu và chỉ chứa nhóm – OH, klg phân tử của A, B, C lần lượt tạo thành một cấp số cộng và có tính chất sau: – Oxi hoá A bởi CuO tạo chất hữu cơ A có khả năng tham gia pứ tráng gương – B và C khi cho tác dụng Cu(OH)2 thì chỉ có C tạo được dd màu xanh lam trong suốt – Khi đốt bất kỳ lượng nào của A, B, C đều cho mCO2 : mH2O = 11 : 6. Tìm CTPT – CTCT A, B, C.

15) 1) Có 4 chất hữu cơ mạch hở ứng với CTPT: C3H6O; C3H6O2; C3H4O; C3H4O2, được ký hiệu ngẫu nhiên A, B, C, D. Trong đó A, C cho pứ tráng gương, B, D pứ được với NaOH, D pứ vớ H2 tạo thành B; oxi hoá C thu được D. Tìm A, B, C, D. 2) Este là gì? Viết CT tổng quát của este (A) tạo bởi axit một lần axit và rượu m lần rượu. Este (B) tạo ra bởi axit n lần axit và rượu 1 lần rượu; este (C) tạo bởi axit n lần axit và m lần rượu. Viết các pứ của A, B, C lần lượt tác dụng với dd Ba(OH)2 đun nóng.

16) 1) Chất hữu cơ A mạch hở có CT C6H8O4 pứ với dd NaOH thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức + andehyt axetic + chất hữu cơ (X) mà: X ®️ (+NaOH, CaO, to) E + Na2CO3; E ®️ (+O2, xt) CH3-CHO + H2O. Tìm CTCT có thể có của B. 2) Hãy cho biết những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố C, H, O và trong phân nguyên tử có 2 nguyên tử cacbon tác dụng được với CuO và Cu(OH)2. Viết ptpứ minh hoạ. 3) Một chất hữu cơ X có CT C7H8O2. – X + dd NaOH theo tỉ lệ pứ là 1 : 1 – lấy lượng X tác dụng với dd NaOH đem tác dụng với Na thì nH2 = nX. Tìm CTCT (X).

17) 1) A có CT C4H6O2. Tìm CTCT (A) biết: A + dd NaOH ®️(t0) 1 chất B (C, H, O, Na); B + NaOH (CaO, t0) ®️ propanol – 1. 2) Đốt cháy hoàn toàn axit hữu cơ (A) mạch hở được: mCO2 : mH2O = 88 : 27 ngoài ra, axit (A) + NaOH (1:1) ®️ Muối B (+NaOH, CaO, to) ®️ D ­. CTCT – Các đp axit (A). 3) Hai chất X (C2H4O2), Y (C3­H6O3) khi cho X, Y với số mol bằng nhau tác dụng với dd NaOH thì Y tạo ra khối lượng muối gấp 1,647 lần khối lượng muối tạo ra từ X. Ngoài ra nếu cho Y tác dụng với CuO đun nóng tạo ra Z có khả năng tráng bạc. Tìm CTCT X, Y, Z.

18) 1) Từ xenlulo các vô cơ có đủ điều chế : DVC; nhựa bakelit; axit picric; metyl axetat; vinyl-axetat. 2) Từ tinh bột đ/c: caosubuna; polyvixyl axetat; p-cresolatnatri. 3) Từ rượu n-propylic đ/c rượu metylic; rượu etylic. 4) Từ CaCO3, C, H2O, KK, Zn, HCl đ/c anilin. 5) Từ CaCO3, C, H2O, NaCl, HNO3 hãy đ/c: caosubuna; caosubuna-S; caosubuna-N; caosu cloropen; thuốc trừ sâu 666; thuốc sồ TNT, DDT; toclorin; thuốc diệt cỏ dại 2, 4-D. 6) Từ 3 nguyên liệu chính là C, H2O, NaCl đ/c fomiat metyl; acylat metyl.

19) Nhận biết: 1) Etylen, propen. 2) Axetylen, propin. 3) Benzen, lolum, etylen benzene. 4) R-etylic và rượu n-propylic. 5) Fomiat etyl và axetat etylic. 6) Một hh gồm axit axetic, R-n-propylic, aldehyt axetic. 7) Chỉ dùng 1 thuốc thử nhận biết: CH3OH, C2H5OH, CH3COOH. Cool Chỉ dùng 1 thuốc thử nhận biết 5 dd sau: NaNO3, Na2CO3, CH3COONa, C6H5ONa, C2H5ONa. 9) Axit axetic, axit axylic, R-etylic etylen glycol, al-axetic. 10) Không dùng thuốc thử nhận biết: CuSO4, NaOH, glyxêrin adehyt axetic, gluco, axit axetic, benzene. 11) Poly etylen và poly vinyl clorua. 12) Nhận biết 4 đp có chứa nhóm chức khác nhau của: C3H6O2. 13) Nhận biết các este đp có CTPT: C4H6O2. 14) Nhận biết: axit fomic; axit axetic; axit acxylic; axit amino axêtic.

20) Tách rời: 1) CH3CHO, CH3COOH, CH3-O-CH3. 2) CH3COOH; CH3CHO; C2H5OH; H2O. Tách CH3COOH ra khỏi hh A. 3) Phenolat natri, axetat natri, clohydrat aniline. 4) Khi oxi hoá rượu butylic thu được hh axit butyric. Aldehyt butyric, và rượu butyric dư. 5) Từ benzene điều chế phenol và aniline, nêu pp nhận biết; pp tách rời 3 chất trên.



Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A mạch hở, thấy sinh ra CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Số mol O2 phản ứng gấp 4 lần số mol A đem đốt. xác định CTPT, CTCT có thể có của A. Gọi tên A. Biết A tác dụng H2 cho rượu B đơn chức bậc I.



Điều chế:

Nhựa phenolfomandehit từ metan.

Andehit benzoic từ đá vôi và than đá.

Propenal từ butan.

Andehit fomic từ tinh bột.

A là một chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức, có mạch cacbon không phân nhánh, trong đó có oxi chiểm 37,21% về khối lượng. khi cho 1mol A tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư được 4 mol Ag. Xác định CTCT của A. từ A điều chế cao su buna.
Cho 8,6gam ankanal A phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 cho một axit hữu cơ C và 21,6 gam Ag.

Xác định CTPT A.

3.Cho hỗn hợp A và 1 đồng đẳng B nhỏ hơn A 2 nguyên tử cacbon tác dụng với H2 dư xúc tác Ni được 8,28g rượu. Mặt khác nếu cùng một lượng hỗn hợp trên nếu đem đốt cháy được 19,8 gam CO2. Tính khối lượng hỗn hợp trên.

4. 11,6 gam andehit đơn no A có số cacbon lớn hơn 1 phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư, toàn bộ lượng Ag sinh ra cho vào dd HNO3 đặc nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 24,8gam. Tìm CTCT của A.

5. Oxi hóa x gam rượu etylic bằng oxi không khí với xúc tác Cu để tạo thành andehit tương ứng. Nếu lấy hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với Na dư cho 0,036l khí (đkc). Nếu cho hỗn hợp phản ứng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 4,32gam Ag.

Tính x?

Tính hiệu suất phản ứng.

Nếu H tăng 10% thì thể tích H2 tăng hay giảm bao nhiêu lần?

6. 10,2gam hỗn hợp 2 andehit đơn noA và B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với dd AgNO3/NH3 cho 43,2gam Ag và 2 axit hữu cơ tương ứng.

Nếu đem hỗn hợp trên đốt cháy hoàn toàn thì V (CO2), m (H2O) =?

Tìm CTPT của A, B.

7. Cho bay hơi 2,9gam mốt chất hữu cơ X chỉ chứa 1 loại nhóm chức ta được 2,24l khí X (109,2oC; 0,7 atm). Mặt khác, cho 5,8d X tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thấy tạo thành 43,2gam Ag. Xác định CTPT, CTTCT và gọi tên X.

8. A, B là chất hữu cơ chứa H, C, O (chứa 1 loại nhóm chức). Trong đó A có thành phần khối lượng m (O): m (H): m (O)=1,5:0,25:2. Còn khi đốt B thì tỉ lệ mol n (CO2): n ( H2O): n (O2)=2:1:1,5.

Tìm công thức nguyên của A và B.

Tìm CTPT, CTCT của A và B. Biết 1mol A hay 1mol B tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư đều cho 4mol Ag.

Viết Phuong trình phản ứng điều chế A,B từ metan.

9. Cho 2,4g X tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư thu được 7,2g Ag. Xác định CTPT X. Từ CH4 điều chế X.

10.Một hỗn hợp X gồm 2 khí axetilen và propin có d (X/H2) =15,8. Cho 2,24lit khí X (đkc) tác dụng với nước, điều kiện thích hợp được hỗn hợp 2 sản phẩm, sau đó cho tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 dư thì được 10,8g Ag. Hỗn hợp khí X còn lại sau phản ứng hợp nước dẫn qua dung dịch Brom dư thấy bình tăng lên 0,66g.

Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.

Tính hiệu suất phản ứng hợp nước của mỗi hidrocacbon.

11. Một hỗn hợp X gồm ankanal A và H2. Đốt cháy 1,12lit X (đkc) cho 2,64g CO2 và 1,62g H2O. Mặt khác, nếu dẫn hh X trên qua Ni nóng được hh Y, d (Y/H2) =20.

Tính %VA;%V (H2).

Xác định CTCT của A và tỉ lệ A tham gia phản ứng cộng H2.

12. Cho 0,1 mol andehit A có mạch cacbon không phân nhánh tác dụng hoàn toàn với hidro, thấy cần dùng 6,72lit H2( đkc) và thu được chất hữu cơ B. Cho lượng B này tác dụng với Na dư thì thu được 2,24lit khí (đkc). Mặt khác, nếu lấy 8,4gam A tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được hỗn hợp X gồm 2 muối và 43,2 gam Ag.

Xác định CTCT A, B.

Tính khối lượng hỗn hợp muối.

13. Chia 11,36gam hỗn hợp 2 andehit đơn chức thành 2 phần bằng nhau:

- Đốt cháy phần 1 ta thu đựơc 12,32gam CO2 và 3,6g H2O.

- Phần 2 cho tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 dư được 34,56gam Ag.

Xác định CTPT 2 andehit đã cho.

14. Oxi hóa 53,2gam hỗn hợp một rượu đơn chức và 1 andehit đơn chức ta thu được 1 axit hữu cơ duy nhất (H=100%). Cho lượng axit này tác dụng hết với m gam hh dung dịch NaOH 2% và Na2CO3 13,25% thu được dd chỉ chứa muối của axit hữu cơ có nồng độ 21,87%.

Xđ CTPt của rượu và andehit ban đầu.

Hỏi m có giá trị trong khoảng nào.

Cho m=400g. Tính %m rượu và andehit trong hỗn hợp đầu.

15.Hai chất hữu cơ no mạch hở A, B đều chứa C, H, O.

Cho vào bình kín 0,01mol chất A với lượng oxi vừa đủ để đốt cháy hết A. Sauk hi đốt cháy hoàn toàn, thấy số mol khí giảm 0,01mol so với số mol trước phản ứng. Xác định CTPT A biết rằng A chỉ chứa 1 nguyên tử Oxi.

Bằng dung dịch felinh, oxi hóa 3,48g A thành axit C, toàn bộ lượng C tạo thành được trộn với B theo tỉ lệ nC: nB=2:1. Để trung hòa hỗn hợp thu được phải dùng hết 25,42ml dd NaOH 16% (d= 1,18 g/ml). Tìm CTCT A, B. Biết B không bị thủy phân.


Về Đầu Trang Go down
 

Bài tập tự luyện phần axit cacboxylic

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Bài tập lý thuyết phần axit cacboxylic !
» Bài tập tự luyện phần este và lipit
» Bài tập phần anken !
» Bai tap phần ankin,... !
» Bài tập phần ancol !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Ngọc Lặc ! :: Tài liệu học tập ! :: Tài liệu lớp 11 :: Hóa học-
-----------------------