Diễn đàn Ngọc Lặc !
Bạn đang xem tại diễn đàn ngoclac2school!

Bạn hãy đăng kí thành viên hoặc đăng nhập để có thể xem link tải các file trong các thư mục của diễn đàn .

Nếu bạn đăng nhập hoặc đăng kí không được có thể do bạn đang bật font tiếng việt và hãy tắt nó đi trước khi đăng nhập hoặc đăng kí trên diễn đàn này !

Chúc bạn có một ngày vui vẻ !
Diễn đàn Ngọc Lặc !
Bạn đang xem tại diễn đàn ngoclac2school!

Bạn hãy đăng kí thành viên hoặc đăng nhập để có thể xem link tải các file trong các thư mục của diễn đàn .

Nếu bạn đăng nhập hoặc đăng kí không được có thể do bạn đang bật font tiếng việt và hãy tắt nó đi trước khi đăng nhập hoặc đăng kí trên diễn đàn này !

Chúc bạn có một ngày vui vẻ !

Diễn đàn Ngọc Lặc !


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share
 

 Bài tập phần sóng .....!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
sailam94
Nhập học
Nhập học
sailam94

Nhiệm vụ đã hoàn thành ! Nhiệm vụ đã hoàn thành ! :
Bài tập phần sóng .....! Th_1510
admin ngoclac2school

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 245
Điểm Điểm : 783
Danh tiếng Danh tiếng : 1
Giới tínhNam
Tuổi : 29
Ngày tham gia : 24/02/2012
Đến từ Đến từ : Ngọc Lặc

Bài tập phần sóng .....! Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài tập phần sóng .....!   Bài tập phần sóng .....! EmptySun Apr 29, 2012 10:29 am



Chủ đề 1: TÁN SẮC ÁNH SÁNG
7.1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

D. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.
7.2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
B. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
C. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.
D. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.
7.3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Cho các chùm ánh sáng sau: trắng, đỏ, vàng, tím.
A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.
C. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định.
D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.
7.4. Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng, trên màn quan sát được hình ảnh như thế nào?
A. Vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên có những dải màu như cầu vồng.
B. Một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Các vạch màu khác nhau riêng biệt trên một nền tối.
D. Không có các vân màu trên màn.
7.5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng ?
A. nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do ánh sáng truyền qua lăng kính bị tách ra thành nhiều ánh sáng có màu sắc khác nhau.
B. Chỉ khi ánh sáng trắng truyền qua lăng kính mới xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng qua lăng kính cho thấy rằng trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc có màu sắc biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
D. Các vầng màu xuất hiện ở váng dầu mỡ hoặc bong bóng xà phòng có thể giải thích do hiện tượng tán sắc ánh sáng.
7.6. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định gọi là màu đơn sắc.
B. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
C. Vận tốc truyền của một ánh sáng đơn sắc trong các môi trường trong suốt khác nhau là như nhau.
D. Anh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
7.7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chiết suất môi trường ?
A. Chiết suất của một môi trường trong suốt tuỳ thuộc vào màu sắc ánh sáng truyền trong nó.
B. Chiết suất của một môi trường có giá trị tăng dần từ màu tím đến màu đỏ.
C. Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt tỉ lệ nghịch với vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó.
D. Việc chiết suất của môi trường trong suốt tùy thuộc vào màu sắc ánh sáng chính là nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Chủ đề 2: GIAO THOA ÁNH SÁNG, BƯỚC SÓNG VÀ MÀU SẮC ÁNH SÁNG
7.8. Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của I-âng được xác định bằng công thức nào sau đây?
A. . B. . C. . D. .
7.9. Công thức tính khoảng vân gaio thoa là
A. . B. . C. . D. .
7.10. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với 2 khe Young S1 và S2. Một điểm M nằm trên màn cách S1 và S2 những khoảng lần lượt là MS1 = d1; MS2 = d2. M sẽ ở trên vân sáng khi
A. d2 – d1 = B. d2 – d1 = k C. d2 – d1 = k D. d2 – d1 =

7.11. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc đỏ và lục vào hai khe Young. Trên màn quan sát hình ảnh giao thoa, ta thấy hệ thống các vân sáng có màu A. đỏ B. lục C. đỏ, lục, vàng D. đỏ, lục, trắng
7.12. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng của I-âng trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa là
A. một dải ánh sáng chính giữa là vạch trắng, 2 bên là những dải màu.
B. một dải ánh sáng màu cầu vồng biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
C. tập hợp các vạch sáng trắng và tối xen kẽ nhau.
D. tập hợp các vạch màu cầu vồng xen kẽ các vạch tối cách đều nhau.
7.13. Dùng hai ngọn đèn giống hệt nhau làm hai nguồn sáng chiếu lên một màn ảnh trên tường thì
A. Trên màn có thể có hệ vân giao thoa hay không tùy thuộc vào vị trí của màn
B. Không có hệ vân giao thoa vì ánh sáng phát ra từ hai nguồn này không phải là hai sóng kết hợp.
C. Trên màn không có giao thoa ánh sáng vì hai ngọn đèn không phải là hai nguồn sáng điểm.
D. Trên màn chắc chắn có hệ vân giao thoa vì hiệu đường đi của hai sóng tới màn không đổi.
7.14. Trong những hiện tượng, tính chất, tác dụng sau đây, điều nào thể hiện rõ nhất tính chất sóng của ánh sáng?
A. Khả năng đâm xuyên B. Tác dụng quang điện C. Tác dụng phát quang D. Sự tán sắc ánh sáng
7.15. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, nếu dùng ánh sáng trắng thì
A. Không có hiện tượng giao thoa
B. Có hiện tượng giao thoa ánh sáng với các vân sáng màu trắng
C. Có hiện tượng giao thoa ánh sáng với 1 vân sáng ở giữa là màu trắng, các vân sáng ở 2 bên vân trung tâm có màu cầu vồng với màu đỏ ở trong (gần vân trung tâm), tím ở ngoài.
D. Có hiện tượng giao thoa ánh sáng với 1 vân sáng ở giữa là màu trắng, các vân sáng ở 2 bên vân trung tâm có màu cầu vồng với tím ở trong (gần vân trung tâm), đỏ ở ngoài.
7.16. Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường?
A. Chiết suất của một môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
B. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài.
C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.
D. Chiết suất của môi trường nhỏ khi mối trường có nhiều ánh sáng truyền qua.
Chủ đề 3: MÁY QUANG PHỔ, QUANG PHỔ LIÊN TỤC
7.17. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song.
B. Trong máy quang phổ, buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.
C. Trong máy quang phổ, lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song.
D. Trong máy quang phổ, quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh luôn là một dải sáng có màu cầu vồng.
7.18. Phát biểu nào sau đây là đúng khi cho ánh sáng trắng chiếu vào máy quang phổ?
A. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kỳ có nhiều màu khác nhau.
B. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh gồm nhiều chùm tia sáng song song.
C. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kỳ màu trắng.
D. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia sáng màu song song.
7.19. Chọn câu đúng.
A. Quang phổ liên tục của 1 vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
C. Quag phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
D. Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
7.20. Máy quang phổ là dụng cụ dùng để:
A. Đo bước sóng các vạch quang phổ. B.Tiến hành các phép phân tích quang phổ.
C. Quan sát và chụp quang phổ của các vật.
D.Phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
7.21. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ ?
A. Là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau.
B. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.
D. Bộ phận của máy làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là thấu kính.
7.22. Quang phổ Mặt trời được máy quang phổ ghi được là
A. Quang phổ liên tục B. Quang phổ vạch phát xạ
C.Quang phổ vạch hấp thụ D.Một loại quang phổ khác
7.23. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ dùng lăng kính ?
A. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau.
B. Máy quang phổ dùng lăng kính hoạt động dựa trên nguyên tắc của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Máy quang phổ dùng lăng kính có 3 phần chính: ống chuẩn trực, bộ phận tán sắc, ống ngắm.
D. Máy quang phổ dùng lăng kính có bộ phận chính là ống ngắm.
7.24. Chỉ ra các phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến đổi liên tục.
B. Quang phổ liên tục phát ra từ một vật bị nung nóng.
C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
D. Vùng sáng mạnh trong quang phổ liện tục dịnh về phía bước sóng dài khi nhiệt độ của nguồn sáng tăng lên.

Chủ đề 4: QUANG PHỔ VẠCH

7.25. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu màu sác vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ.
B. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.
C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối.
D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tồi .
7.26. Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì
A. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.
B. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.
C. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng trắng.
D. Áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn .
7.27. Phép phân tích quang phổ là
A. phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc.
B. phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra.
C. phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên quang phổ do vật phát ra.
D. phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được.
7.28. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó.
B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau.
C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau.
D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hoá học đều giống nhau ở cùng nhiệt độ.
7.29. Quang phổ vạch thu được khi chất phát sáng ở trạng thái:
A. rắn B. lỏng C.khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp.
D.Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cao.
7.30. Trong các nguồn phát sáng sau đây, nguồn nào phát ra quang phổ vạch ?
A. Mặt trời B.Đèn hơi Natri nóng sáng
C.Một thanh sắt nung nóng đỏ D.Một bó đuốc đang cháy sáng
7.31. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch ?
A. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu của cùng một nguyên tố thì giống nhau về số lượng và màu sắc các vạch.
B. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu của cùng một nguyên tố thì giống nhau về số lượng và vị trí các vạch.
C. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu đều có thể dùng để nhận biết sự có mặt của một nguyên tố nào đó trong nguồn cần khảo sát.
D. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu đều đặc trưng cho nguyên tố.
7.32. Quang phổ của Mặt trời mà ta thu được trên Trái đất là quang phổ:
A. Liên tục C.Vạch phát xạ
B. Vạch hấp thụ của lớp khí quyển của Mặt Trời D.Vạch hấp thụ của lớp khí quyển của Trái Đất

Chủ đề 5: TIA HỒNG NGOẠI, TIA TỬ NGOẠI, TIA RƠN GHEN (TIA X)
7.33. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.
B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4 m.
C. Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường chung quanh phát ra.
D. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường.
7.34. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76 m.
C. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh.
7.35. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
B. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
C. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C.
D. Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được.
7.36. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
B. Tia tử ngoại không bị thuỷ tinh hấp thụ.
C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.
7.37. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lý.
B. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
C. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
D. Tia tử ngoại không có khả năng đâm xuyên.
7.38. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia tử ngoại là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra.
B. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt người có thể thấy được.
C. Tia tử ngoại không bị thạch anh hấp thu.
D. Tia tử ngoại không có tác dụng diệt khuẩn.
7.39. Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây?
A. Cho một chùm êlectron nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn.
B. Cho một chùm êlectron chậm bắn vào một kim loại.
C. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn.
D. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại.
7.40 Trong công nghiệp để làm mau khô lớp sơn ngoài người ta sử dụng tác dụng nhiệt của
A. Tia Rơnghen B. Tia tử ngoại C. Tia hồng ngoại D. Tia phóng xạ 
7.41. Chọn câu đúng
A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
C. Tia X có thể phát ra từ các đèn điện.
D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
7.42. Chọn câu không đúng
A. Tia X có khả năng xuyên qua một tấm nhôm mỏng.
B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.
D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khoẻ con người.
7.43. Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9m đến 4.10-7m thuộc loại nào trong các loại sóng dưới đây
A. Tia X. B. Ánh sáng nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại.
7.44. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.
7.45. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.
B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.
C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang.
D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua mốt điện trường mạnh.
7.46. Tia nào sau đây không thể dùng tác nhân bên ngoài tạo ra?
A. Tia hồng ngoại B.Tia tử ngoại C.Tia Rơnghen D.Tia Gamma
7.47. Tia tử ngoại có tính chất nào sau đây?
A. Không làm đen kính ảnh. C. Bị lệch trong điện trường và từ trường.
B. Kích thích sự phát quang của nhiều chất. D.Truyền được qua giấy, vải, gỗ.

7.48. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia hồng ngoại ?
A. Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
B. Có bản chất là sóng điện từ
C. Do các vật bị nung nóng phát ra. Tác dụng nổi bật nhất là tác dụng nhiệt
D. Ưng dụng để trị bệnh còi xương.

7.49. Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tia hồng ngoại có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng
B. Tia hồng ngoại phát ra từ các vật bị nung nóng
C. Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ
D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt

7.50. Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Tia tử ngoại phát ra từ các vật bị nung nóng lên nhiệt độ cao vài ngàn độ.
B. Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
C. Tia tử ngoại có tác dụng quang hoá, quang hợp.
D. Tia tử ngoại được dùng trong y học có tác dụng chữa bệnh còi xương.
7.51. Khi nói về tia Rơnghen (tia X), phát biểu nào sau đây sai ?
A. Tia Rơnghen là bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 10-12m đến 10-8m.
B. Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên mạnh.
C. Tia Rơnghen có bước sóng càng dài sẽ đâm xuyên cành mạnh.
D. Tia Rơnghen dùng để chiếu điện trị một số ung thư nông.
7.52. Tính chất giống nhau giữa tia Rơnghen và tia tử ngoại là
A. Bị hấp thụ bởi thủy tinh và nước C.Làm phát quang một số chất
B. Có tính đâm xuyên mạnh ` D.Cả ba tính chất trên
7.53. Bức xạ hãm (tia Rơnghen) phát ra từ ống Rơnghen là
A. Chùm electron được tăng tốc trong điện trường mạnh C.Chùm photon phát ra từ catot bị đốt nóng
B. Sóng điện từ có bước sóng rất dài D.Sóng điện từ có tần số rất lớn
7.54. Tia X cứng và tia X mềm có sự khác biệt về
A. Bản chất và năng lượng C.Bản chất và bước sóng
B. Năng lượng và tần số D.Bản chất, năng lượng và bước sóng
7.55. Trong ống Rơnghen phần lớn động năng các electron truyền cho đối âm cực chuyển hóa thành
A. Năng lượng của chùm tia X C.Nội năng làm nóng đối catot
B. Năng lượng của tia tử ngoại D.Năng lượng của tia hồng ngoại

7.56. Cơ thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây
A. Tia X. B. Ánh sáng nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại.


Về Đầu Trang Go down
 

Bài tập phần sóng .....!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Ngọc Lặc ! :: Tài liệu học tập ! :: Tài liệu lớp 12 :: Vật lí-
-----------------------