Diễn đàn Ngọc Lặc !
Bạn đang xem tại diễn đàn ngoclac2school!

Bạn hãy đăng kí thành viên hoặc đăng nhập để có thể xem link tải các file trong các thư mục của diễn đàn .

Nếu bạn đăng nhập hoặc đăng kí không được có thể do bạn đang bật font tiếng việt và hãy tắt nó đi trước khi đăng nhập hoặc đăng kí trên diễn đàn này !

Chúc bạn có một ngày vui vẻ !
Diễn đàn Ngọc Lặc !
Bạn đang xem tại diễn đàn ngoclac2school!

Bạn hãy đăng kí thành viên hoặc đăng nhập để có thể xem link tải các file trong các thư mục của diễn đàn .

Nếu bạn đăng nhập hoặc đăng kí không được có thể do bạn đang bật font tiếng việt và hãy tắt nó đi trước khi đăng nhập hoặc đăng kí trên diễn đàn này !

Chúc bạn có một ngày vui vẻ !

Diễn đàn Ngọc Lặc !


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share
 

 Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu, chiếc thuyền ngoài xa, vợ chồng A phủ !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
sailam94
Nhập học
Nhập học
sailam94

Nhiệm vụ đã hoàn thành ! Nhiệm vụ đã hoàn thành ! :
Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu, chiếc thuyền ngoài xa, vợ chồng A phủ ! Th_1510
admin ngoclac2school

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 245
Điểm Điểm : 783
Danh tiếng Danh tiếng : 1
Giới tínhNam
Tuổi : 29
Ngày tham gia : 24/02/2012
Đến từ Đến từ : Ngọc Lặc

Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu, chiếc thuyền ngoài xa, vợ chồng A phủ ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu, chiếc thuyền ngoài xa, vợ chồng A phủ !   Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu, chiếc thuyền ngoài xa, vợ chồng A phủ ! EmptyFri Jun 01, 2012 8:30 pm

RỪNG XÀ NU <Nguyễn Trung Thành>

Tác phẩm viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú trở về thăm quê, làng Xô Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên.
Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về một trang sử bi thương mà hùng tráng của làng - nó gắn với cuộc đời Tnú. Làng Xô Man trong những năm đen tối của Cỏch Mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc nuối dấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần tích cực vào việc chở che nuôi dấu cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng. Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng đánh giặc. Tin làng Xô Man “mài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tai quân giặc”, chúng cho quân đến vây quét. Cụ Mết và Tnú, cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi cách khủng bố uy hiếp tinh thần dân chúng. Để hòng dụ dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh hành hạ. Núp trong rừng, chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập dã man, Tnú sôi sục căm thù đến mức không còn tỉnh táo được nữa, đã nhảy xổ ra chém giết lũ giặc. Nhưng anh cũng không cứu được vợ con mình. Anh bị giặc bắt trói, tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay trước mắt dân làng, hòng uy hiếp “mộng cầm giáo mác” của họ. Tnú kiên cường, cắn răng chịu đựng không hề khuất phục. Căm thù tột độ, cả khối người đã vùng lên đánh gục kẻ thù “Cả làng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng”.
Câu chuyện khép lại bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn đưa Tnú trở lại đơn vị ở nơi cửa rừng xà nu tràn trề sức sống vượt lên trên sự huỷ diệt của bom đạn như làng Xô Man bất khuất kiên trung.


CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA <Nguyễn Minh Châu>

Phóng viên Phùng được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh về cảnh biển có sương để bổ sung vào bộ ảnh lịch. Anh đến một vùng biển miền Trung vào giữa tháng bảy. Ngoài Đẩu, người đồng đội cũ giờ làm chánh án tòa án huyện, anh đã quen thân với Phác, một cậu bé thường đi cùng ông ngoại chở gỗ từ trên rừng về bán cho xưởng đóng tàu. Sau khoảng tuần lễ chưa chụp được bức ảnh ưng ý, tình cờ anh thấy cảnh một chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm tạo nên một khung cảnh “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Phùng nhanh chóng bấm liên thanh một hồi, thu vào chiếc máy ảnh của anh “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”.
Tuy nhiên, khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng chứng kiến một cảnh tượng nghiệt ngã : hai vợ chồng người dân chài bước vào bờ, rồi người chồng đánh vợ tới tấp bằng chiếc thắt lưng, rồi Phác, chính là đứa con của cặp vợ chồng kia, xông vào ngăn cản, đánh lại bố. Cảnh tượng này những ngày sau đó lại tiếp diễn, chỉ khác là lần này khi lão đàn ông vừa rời khỏi thuyền thì có thêm đứa con gái cũng bơi vào bờ, rượt theo em nó và giành được con dao găm thằng bé giấu trong cạp quần. Phóng viên Phùng đánh nhau với lão đàn ông và bị thương nhẹ. Tòa án triệu tập người đàn bà đến.
Tại đây, chánh án Đẩu vì căm giận người đàn ông vũ phu nhiều lần đánh vợ, đã khuyên người đàn bà bỏ chồng. Nhưng không ngờ người đàn bà đã van xin Đẩu bắt tội, bỏ tù bà cũng được, đừng bắt bà bỏ chồng. Sau đó, chị kể lại cuộc đời, gia cảnh của mình, lí do chị không muốn bỏ chồng vì gia đình họ cần một người đàn ông để chèo chống lúc phong ba và nuôi cả một đàn con. Người đàn bà chấp nhận sống nhẫn nhục trong sự ngược đãi của chồng là vì những đứa con. Qua đó, chánh án Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống còn phóng viên Phùng lại hiểu thêm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
Tấm ảnh của Phùng trong năm ấy và nhiều năm về sau vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Nhưng cứ mỗi lần Phùng nhìn bức ảnh, những ám ảnh, trăn trở về hình ảnh người đàn bà vùng biển lại đến với anh.


VỢ CHỒNG A PHỦ <Tô Hoài>

“Vợ chồng A Phủ” kể về hai thanh niên người dân tộc thiểu số (dân tộc Mèo); Mị và A Phủ. Mị là một cô gái đẹp, hiếu thảo, đảm đang, giàu sức sống yêu đời và rất mực tài hoa. Chỉ vì một món nợ từ hồi cha mẹ mới cưới nhau. Mị bị thống lý Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ, thực chất đây là làm nô lệ không công cho nhà Thống Lý. Kể từ khi bước chân về nhà Thống Lý, Mị phải sống những chuỗi ngày đau thương, tăm tối, bị hành hạ về thể xác, bị dày bẹp về tinh thần. Mị phải lao động quần quật như con trâu, con ngựa. Đã có lần Mị muốn chết, nhưng sợ liên lụy đến bố nên lại thôi, tiếp tục trở về cuộc đời nô lệ. Cuộc sống đau khổ đã cướp mất tuổi xuân của Mị, làm cho cô gần như tê liệt sức sống, cứ vật vờ âm thầm như chiếc bóng “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Cho đến một đêm mùa xuân náo nức, tiếng sáo gọi bạn tình bồi hồi tha thiết vọng đến tai Mị đã đánh thức trong tâm hồn cô niềm khát khao hạnh phúc và tình yêu mãnh liệt. Mị chuẩn bị áo, váy đi chơi ngày xuân. Nhưng rồi chồng Mị đã vùi dập phũ phàng ngọn lửa ham sống vừa bừng lên đó. Hắn bước vào buồng thản nhiên chói đứng Mị vào cột nhà. Cũng trong đêm ấy, hắn phá đám cuộc chơi của trai làng nên bị A Phủ đánh trọng thương. Nhất vào thế quan, thống lý Pá Tra bắt A Phủ phải làm đứa ở, lao động khổ sai để trả nợ. Một lần vì để hổ vồ mất con bò của nhà thống lý, A Phủ bị đánh đập tàn nhẫn và bị trói đứng ở ngoài sân suốt mấy ngày. Cảm thông cho người cùng cảnh ngộ, Mị đã cởi trói cho A Phủ cùng nhau chốn khỏi nhà ngục thống lí ở Hồng ngài tìm đến Phiềng Sa. Họ nhận nhau là vợ chồng. Họ được cán bộ là A Châu giác ngộ dìu dắt, cả hai lần lượt là du kích tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai để giải phóng mình, giải phóng quê hương mình.


Trích hocmai.vn
Về Đầu Trang Go down
 

Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu, chiếc thuyền ngoài xa, vợ chồng A phủ !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Ngọc Lặc ! :: Tài liệu học tập ! :: Tài liệu lớp 12 :: Văn học-
-----------------------