Diễn đàn Ngọc Lặc !
Bạn đang xem tại diễn đàn ngoclac2school!

Bạn hãy đăng kí thành viên hoặc đăng nhập để có thể xem link tải các file trong các thư mục của diễn đàn .

Nếu bạn đăng nhập hoặc đăng kí không được có thể do bạn đang bật font tiếng việt và hãy tắt nó đi trước khi đăng nhập hoặc đăng kí trên diễn đàn này !

Chúc bạn có một ngày vui vẻ !
Diễn đàn Ngọc Lặc !
Bạn đang xem tại diễn đàn ngoclac2school!

Bạn hãy đăng kí thành viên hoặc đăng nhập để có thể xem link tải các file trong các thư mục của diễn đàn .

Nếu bạn đăng nhập hoặc đăng kí không được có thể do bạn đang bật font tiếng việt và hãy tắt nó đi trước khi đăng nhập hoặc đăng kí trên diễn đàn này !

Chúc bạn có một ngày vui vẻ !

Diễn đàn Ngọc Lặc !


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share
 

 Tóm tắt phần văn học nước ngoài !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
sailam94
Nhập học
Nhập học
sailam94

Nhiệm vụ đã hoàn thành ! Nhiệm vụ đã hoàn thành ! :
Tóm tắt phần văn học nước ngoài ! Th_1510
admin ngoclac2school

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 245
Điểm Điểm : 783
Danh tiếng Danh tiếng : 1
Giới tínhNam
Tuổi : 29
Ngày tham gia : 24/02/2012
Đến từ Đến từ : Ngọc Lặc

Tóm tắt phần văn học nước ngoài ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Tóm tắt phần văn học nước ngoài !   Tóm tắt phần văn học nước ngoài ! EmptySat May 19, 2012 8:50 pm

Macxim Gorki

Câu 1: Măcxim Gorki tên thật là gì? Ông sinh vào năm nào, ở đâu và mất vào năm nào?

Trả lời: _Măcxim Gorki tên thật là Alêchxây Măcximôvich Pêscôp. Ông sinh năm 1868 tại thành phố Nôpgôrôt ven sông Vônga và mất năm 1936

Câu 2: Lược kể những nét chính về cuộc đời của Măcxim Gorki.

Trả lời:
Cuộc sống của Măcxim Gorki đầy vất vả, cay đắng và bất hạnh: Mồ côi cha lúc 3 tuổi và mẹ mất lúc 10 tuổi, ông phải sống với gia đình nhà ngoại. Cậu và ông ngoại rất độc ác và hung dữ. Chỉ có bà ngoại là nguồn yêu thương duy nhất của nhà văn. Chính bà, một con người đầy tình yêu thương và lòng nhân ái, đã khơi nguồn yêu thích văn học dân gian cho Măcxim Gorki.
Măcxim Gorki nghỉ học từ khi còn tiểu học. Ông làm nhiều nghề để kiếm sống như: nghề rửa chén bát, làm ở lò bánh mì, làm nghề chài lưới, gác đêm, coi hàng ở g a xe lửa, làm thợ khuôn vác, làm tá điền, làm công nhân mỏ muối, đi hái nho thuê, đi làm thợ lò rèn…..
Bước vào làng báo, làng văn 1892
1902, ông được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nga
Măcxim Gorki sớm tham gia Cách mạng và trở thành người bạn chiến đấu của Lênin
1934, ông được bầu làm chủ tịch hội nhà văn Liên Xô.

Câu 3: Kể tên 3 tác phẩm thuộc bộ ba tự thuật

Trả lời: Thời thơấu (1913), Kiếm sống (1916), Các trường Đại học của tôi (1923)

Câu 4: Giải thích bút hiệu Măcxim Gorki

Trả lời: Măcxim là họ, còn Gorki theo tiếng Nga có nghĩa là cay đắng. Cuộc đời Măcxim Gorki có quá nhiều khổ cực và cay đắng nên lấy bút hiệu là Gorki

Câu 5: Tóm tắt cốt truyện: “Một con người ra đời” (1912)

Trả lời: Mùa thu 1892, Trong một đoàn người thất nghiệp đói khổ từ Xukhum đi Otsemsiry xin việc, một chị nông dân trẻ tuổi, không người thân thích bỗng trở dạ đẻ ở dọc đường. Cơn đau thật là khủng khiếp nhưng chị được một người bạn đường là một thanh niên nhanh nhảu, vui tính, nhiệt thành giúp đỡ. Chị đã sinh được một bé trai mạnh khỏe, kháu khỉnh, đầy triển vọng. Cháu bé trở thành niềm vui, niềm tự hào hi vọng vô bờ của người mẹ trẻ sẵn sàng đánh đổi tất cả để có chú, chuẩn bị cho chú nên người.

Câu 6: Chủ đề của tác phẩm “Một con người ra đời”

Trả lời:
“Một con người ra đời” vừa tả việc đỡ đẻ đầy tình nghĩa, vừa hàm ý khẳng định và tin tưởng ở sức mạnh sáng tạo lớn lao của con người. Đồng thời truyện cũng thể hiện khát vọng mong muốn con người được sống trong sung sướng tự do.

Lỗ Tấn



Câu 1: Lỗ Tấn tên thật là gì? Năm sinh năm mất?

Trả lời:
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài
Ông sinh năm 1881, mất năm 1936

Câu 2: Nghề nghiệp và lí do chọn nghề, đổi nghề của Lỗ Tấn

Trả lời:
Nghề thuốc: Năm 13 tuổi, bố ông bị bệnh nhưng vì không có thuốc nên chết. Vì vậy ông học nghề thuốc để cứu người
Nghề hàng hải: Vì ông thích đi đây đi đó
Nghề khai mỏ: Vì ông muốn làm giàu cho Tổ quốc
Ông đang học nghề y tại Nhật Bản thì bỏ chuyển sang nghề văn vì ông nghĩ rằng nghề thuốc chỉ chữa bệnh cho 1 số người và chỉ chữa bệnh thể xác. Còn nghề văn thì có thể chữa cho 1 số đông người và có thể chữa được bệnh tinh thần, làm cho nhân dân thức tỉnh

Câu 3: Kể tên 3 tác phẩm của Lỗ Tấn

Trả lời: Gào thét, Bàng hoàng, AQ chính truyện

Câu 4: Giải thích bút hiệu Lỗ Tấn

Trả lời:
Lỗ là họ mẹ ( Bà Lỗ Thụy)
Tấn là “Tấn hành”: Hồi nhỏ ông thường mải chơi, thường đi học trễ, bị thầy giáo quở mắng. Ông khắc lên bàn hai chữ ấy có nghĩa là “Đi nhanh lên”

Câu 5: “Phép thắng lợi tinh thần” hay còn gọi là “Quốc dân tính” mà Lỗ Tấn phên phán là gì?

Trả lời: Lỗ Tấn viết văn là để phê phán “Phép thắng lợi tinh thần” hay còn gọi là “Quốc dân tính” của nhân dân Trung Hoa. Nó có nghĩa là người dân Trung Hoa thường sống với quá khứ vàng son của mình, thấy tự hào về ngày xưa mà không thức tỉnh với cuộc sống hiện tại. Họ thường tự hào rằng đất nước Trung Hoa trong quá khứ rất văn minh, khám phá ra những vấn đề đầu tiên, không chịu thức tỉnh rằng đất nước mình đang bị tụt hậu, đang bị các cường quốc xâu xé

Câu 6: Tóm tắt cốt truyện “Thuốc” (1919)

Trả lời:
Vợ chồng Hoa Thuyên có con trai bị ho lao. Nghe lời mách bảo, lão Hoa Thuyên đã mua chiếc bánh bao thấm máu tử tù mang về cho con ăn. Máu trong chiếc bánh bao là của người cách mạng có tên Hạ Du vừa mới bị chém buổi sáng. Mọi người không biết gì về Hạ Du, có người cho anh ta bị điên.
Tết Thanh Minh năm sau, hai người mẹ đi viếng mộ con là bà mẹ Hạ Du và bà mẹ Hoa Thuyên. Hai người mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Bà mẹ Hạ Du chỉ biết lẩm bẩm “Thế này là thế nào nhỉ”

Câu 7: Giải thích nhan đề truyện “Thuốc”

Trả lời: “Thuốc “ vừa có nghĩa là thuốc để chữa bệnh thể xác đồng thời cũng có nghĩa là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần giúp nhân dân hiểu đúng và ủng hộ Cách Mạng

Câu 8: Chủ đề tryện “Thuốc”

Trả lời:
Phê phán sự ngu muội tê liệt tinh thần của quần chúng đã góp phần giết chết 2 con người: 1 đáng thương và 1 đáng kính.
Bi kịch của người cách mạng tiên phong

Câu 9: Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du

Trả lời: Lẵng hoa là một sự dự báo đầy lạc quan rằng cái chết của Hạ Du vẫn có người nhớ tới, vẫn có người trân trọng và tiếp bước con đường của người đã hi sinh.

Exenin


Câu 1: Êxênin sinh và mất năm nào? Ở đâu

Trả lời: Êxênin sinh năm 1895 và mất năm 1925. Ông sinh ra và lớn lên ở một làng quê tỉnh Riadan

Câu 2: Lược kể những nét chính về cuộc đời của Êxênin

Trả lời:
Từ nhỏ Êxênin sống với ông bà ngoại. Năm 8 tuổi, Êxênin viết tự truyện. Bà ngoại là người sùng đạo, hay đi nhà thờ, ông chịu ảnh hưởng của bà ngoại. Ông ngoại lại là người hay chè chén, tính tình phóng túng. Về sau ông lại chịu ảnh hưởng của ông ngoại.
Êxênin học tiểu học ở trường làng. Sau đó ông theo học một trường sư phạm của nhà thờ. Êxênin làm thơ từ lúc 9 tuổi. Ông học Đaị học một vài năm rồi bỏ. Ông ủng hộ CM Tháng Mười nhưng càng về sau có những khía cạnh của CM vô sản mà ông không hiểu nên ông sống buông thả, u uất, buồn phiền và mất năm 30 tuổi
Thơ ông được coi là Kinh thánh của tầm hồn Nga

Câu 3: Kể 3 tác phẩm của Êxênin

Trả lời: Tập thơ “Lễ cầu hồn”, Bài thơ “Nước Nga Xô viết”, “Mái Tóc Xanh”

Câu 4: Bài thơ “Thư gửi mẹ” được viết năm nào? Chép thuộc lòng 8 câu

Trả lời: Bài thơ được viết năm 1924
“…Đừng thức dậy những ước mơ đã mất
Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành
Đời con nay đã thấm nỗi nhọc nhằn
Đã sớm chịu bao điều mất mát
Cũng đừng dạy con nguyện cầu. Vô ích!
Với cái cũ xưa, không quay lại làm chi
Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì!
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước…”

Câu 5: Chủ đề chính của bài thơ “Thư gửi mẹ”

Trả lời:
Bài thơ là bức tâm thư cảm động, người con xa nhà vừa ăn năn vừa hứa hẹn, lời thơ hát lên nỗi sầu nhớ trong ánh sáng chan hoà của tình mẹ con.

Câu 6: Nêu ý nghĩa của hình tượng “Ánh sáng diệu kì” và “Tấm áo choàng xưa cũ nát”

Trả lời:
“Ánh sang diệu kì” Hình ảnh này khi đựoc nói đến ở khổ đầu là ánh sáng gợi nhớ quê hương, ánh sáng thật.. Hình ảnh được nhắc đến ở khổ 8 được dùng với nghĩa bóng: ánh sáng diệu kì của chúa, hình ảnh đã góp phần tạo nên tính chất Thánh thiện của hình ảnh mẹ

“Tấm áo choàng xưa cũ nát”: Hình ảnh mẹ tội nghiệp, giàu tình thương trở thành nổi ám ảnh của con, tình thương vô bờ của con đối với mẹ. hình ảnh được lặp lại ở khổ 2 và 9 trở thành nỗi niềm day dứt từ hai phía


Louis Aragon



Câu 1: Aragon sinh và mất vào năm nào? Ở đâu

Trả lời: Aragon sinh năm 1897 và mất năm 1982 tại Paris

Câu 2: Những nét chính trong cuộc đời của Aragon

Trả lời:
Aragon là con người khổng lồ của thế kỉ thứ 20, được coi là cánh chim đại bàng của nền văn học thế kỉ thứ 20
Cuộc đời ông đầy gian truân. Sống với mẹ nhưng lại dưới danh nghĩa là cậu em nuôi. Bà ngoại mà ông tưởng là mẹ nuôi, còn mẹ ruột thì ông tưởng là bà chị. Đến khi mẹ sắp qua đời, bà mới cho ông biết cha ông là ai và người cha ấy đã trốn tránh trách nhiệm không thừa nhận vợ con. Vì thế suốt cuộc đời, ông cứ băn khoăn ray rứt về bản thân và về thân phận đứa con hoang của Paris
Ông đang học Y khoa thì Thế chiến thứ 2 bùng nổ. Ông bị gọi nhập ngũ. Chiến tranh kết thúc, ông chán trường mệt mỏi. Ông tham gia “Chủ nghĩa đa đa”, “Chủ nghĩa siêu thực”
Từ năm 1950 đến khi mất, Aragon luôn tin vào lí tưởng. Ông được trao giải thưởng hòa bình Quốc Tế Lênin khi tròn 60 tuổi

Câu 3: Sự kiện thay đổi trọng đại cuộc đời của Aragon là gì?

Trả lời: Một biến cố quan trọng trong cuộc đời ông là năm 1927, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và đặc biệt là vào năm 1928 ông gặp Enxa ở Paris. Đó là một phụ nữ Nga gốc Do Thái đang sống ở Pháp. Enxa là một nhà tiểu thuyết Pháp và trở thành người bạn đời của Aragon, kéo ông ra khỏi tư tưởng bi quan. Ông từ bỏ “Chủ nghĩa đa đa”, “Chủ nghĩa siêu thực” để chuyển sang “Chủ nghĩa hiện thực XHCN”

Câu 4: Kể tên các tác phẩm của Aragon

Trả lời:
Tiểu thuyết: “Những người Cộng Sản”(1949_1951), “Tuần lễ thánh”(1958)
Thơ: “Nát lòng”(1941), “Đôi mắt Enxa”(1942), “Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành”(1956),
“Enxa”(1959), “Anh chàng say đắm Enxa”(1963)

Câu 5: Bài thơ “Enxa ngồi trước gương” sang tác vào năm nào, in trong tập thơ nào?

Trả lời: Bài thơ được viết năm 1943, ỉn trong tập thơ “Tiếng kèn trận Pháp”(1946)

Câu 6:Chép thuộc lòng 8 câu trong bài thơ“Enxa ngồi trước gương”

Trả lời:
“…Ngay giữa hồi bi kịch của ta đây
Một ngày dài ngồi bên tấm gương soi
Nàng chải miết mái tóc vàng rực rỡ
Bàn tay nàng như kiên trì dập lửa
Ngay giữa hồi bi kịch của ta đây
Một ngày dài ngồi bên tấm gương soi
Nàng chải miết mái tóc vàng rực rỡ
Như lơ đãng dạo khúc đàn êm ả….”

Câu 7: Tư tưởng_chủ đề bài thơ “Enxa ngồi trước gương”

Trả lời:
Nỗi giằng vặc đau đáu về đất nước, về thời cuộc
Tình yêu Enxa, tình yêu nhân dân, tình yêu lí tưởng

Câu 8: Ý nghĩa tiêu đề bài thơ “Enxa ngồi trước gương”

Trả lời:
Tiêu đề bài thơ trước hết tả thực hình ảnh Enxa thường hay ngồi chải tóc, soi mình trước gương, vì Enxa có mái tóc vàng rực như lửa
Tiêu đề bài thơ là ẩn dụ nói về tâm tư Enxa, Enxa ngồi trước gương không phải để ngắm vuốt mà tâm tư nặng trĩu, suy nghĩ về cuộc đời đầy bi kịch. Cuộc đời oái âm như tấm gương soi. Nàng soi gương mà giày vò trí nhớ vì thời cuộc chiến tranh tàn khốc khiến bao người ngã xuống giữa cuộc đời, từng người gục ngã trong tấm gương trước mặt. Tấm gương là biểu tượng đáng nguyền rủa của thế giới trong chiến tranh. Enxa đã nhớ tới những người con ưu tú của Tổ quốc
Enxa ngồi trước gương toát lên tư tưởng toàn bài: thể hiện tình yêu Enxa, tình yêu nhân dân, tình yêu lý tưởng của Aragon


Earnest He_ming_way


Câu 1: Hemingway sinh và mất vào năm nào? Ở đâu?

Trả Lời: Hemingway sinh năm 1899 và mất năm 1961 tại thành phố nh ỏ ngo ại vi Chicago Hoa Kì

Câu 2: Nêu những nét chính trong cuộc đời của Hemingway

Trả lời:
Hemingway có một cuộc đời bão táp, là một cây bút xông pha không mệt mỏi
Năm 18 tuổi, ông là phóng viên chiến trường trong Thế chiến thứ nhất
Sau Thế chiến thứ nhất, với những vết thương về tư tưởng, Hemingway cùng với một số trí thức trẻ tự xưng là “thế hệ vứt đi”
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, ông vẫn rong rủi chiếc du thuyền đi săn tàu ngầm của Phát xít. Ông tham gia cuộc đổ bộ ở Normandi và vào Paris
Cuối đời, ông chủ yếu sống ở nước ngoài như Tây Ban Nha và Cuba. Ông có sở thích là đi săn bắn. 1961, nhà văn tự sát ở Cuba
Hemingway đạt giải Nobel văn học năm 1954

Câu 3:Kể tên 3 tác phẩm của Hemingway

Trả lời: “Giã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hemingway

Trả lời: Nhà văn đã đưa ra một hình ảnh thể hiện yêu cầu của ông đối với tác phẩm văn chương là nó phải là một “Tảng băng trôi” bảy phần chìm chỉ một phần nổi
Nguyên lí này thể hiện ý tứ của tác phẩm ẩn trong mạch ngầm của văn bản
Nguyên lí này có cơ sở lí luận văn học và thể hiện một bước dân chủ hóa của Nghệ thuật. Nhà văn không trực tiếp công khai là cái loa phát ngôn cho ý tưởng của mình mà phải nói lên bằng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý
Tác giả muốn người đọc là người đồng sáng tạo và bình đẳng với nhà văn
Biểu hiện cụ thể của nguyên lí “Tảng băng trôi” là:
_Nhân vật hành động đối thoại độc thoại, nhà văn không xuất đầu lộ diện, không phát ngôn cho ý tưởng
_Nhà văn thể hiện thái độ với hình tượng được miêu tả bằng phép lặp giữa trữ tình và mỉa mai, giữa tả thực và ẩn dụ

Câu 5: Tác phẩm “Ông già và biển cả” được sáng tác vào năm nào?

Trả lời: Tác phẩm được viết vào năm 1952

Câu 6: Chủ đề của tác phẩm “Ông già và biển cả” là gì?

Trả lời:
Ca ngợi sự vĩ đại của con người trong lao động và sáng tạo
Ca ngợi khát vọng sống, biểu tượng sống cao đẹp của con người

Câu 7: Tóm tắt cốt truyện “Ông già và biển cả”

Trả lời: Truyện kể về chuyến đi biển lịch sử của ông lão đánh cá Xanchiagô. Ông đánh cá ở vùng nhiệt lưu nhưng đã 84 ngày không kiếm được con cá nào. Đêm ngủ lão mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển với những con tàu và đàn sư tử. Thế rồi một con cá kiếm tính khí kì cục mắc mồi. Con cá to lớn hung dũng mà ông đã từng mơ ước. Sau ngót ba ngày đêm ròng rã một mình vật vã đến kiệt sức với con cá kiếm khổng lồ, ông đã khuất phục được nó. Dọc đường để bảo vệ con cá kiếm, ông lão đã tả xung hữu đột với đàn cá mập dữ tợn. Ông đã chiến đấu đến kiệt sức. Tuy vậy Xanchiagô vẫn nghĩ “Không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt mỏi rã rời vào đến bờ thì con cá kiếm dài hơn chiếc thuyền đến sáu bảy tấc kia chỉ còn lại bộ xương.

Câu 8: Nguyên lí “Tảng băng trôi” được thể hiện như thế nào trong
tác phẩm “Ông già và biển cả”

Trả lời :
Ý nghĩa trực tiếp (Phần nổi): Mô tả lần đi săn cuối cùng của ông lão, lần vẻ vang nhất nhưng cũng là lần cay đắng nhất vì thất bại
Ý nghĩa biểu tượng (Phần chìm):
_Thất bại của con người: Con người luôn theo đuổi những khát vọng to lớn vượt quá giới hạn của mình. Câu nói của ông lão : “Ta đã đi quá xa” vừa có nghĩa thực là sự thất bại của ông lão là do ông đã đi quá xa bờ vừa có nghĩa chìm là con người đã đi vượt quá giới hạn của mình
_Tác phẩm là một thiên anh hùng ca, ca ngợi về con người
_Đàn cá mập là biểu tượng cho những thế lực hung hạn phá hoại công cuộc lao động của con người
_Chú bé Manôlin là hình ảnh của tương lai_một con người giàu tình cảm, giàu ân nghĩa
_Con cá kiếm còn lại chỉ bộ xương, đó là thành quả lao động. Mặc dù thành quả này không còn có ý nghĩa về mặt vật chất nhưng có ý nghĩa về mặt tinh thần tức là khi mọi người nhìn thất bộ xương phải kinh ngạc, trầm trồ thán phục về sức chế ngự thiên nhiên của con người

Câu 9: Nêu ý nghĩa của đoạn trích “Đương đầu với đàn cá dữ”

Trả lời:
Tác phẩm đã nói về cuộc đấu tranh sinh tồn ở thế giới này. Trong cuộc đấu tranh này con người chiến thắng là nhờ ý chí, nghị lực phi thường được kết hợp với trí thông minh và lòng dũng cảm
Đánh được một con cá lớn là một niềm khao khát có ý nghĩa đối với cuộc đời con người. Con người phải biết khao khát và luôn biết vươn tới khao khát lớn đó, nhưng khao khát phải bắt nguồn từ hiện thực không ảo tưởng


Mikhain So_lo_khop


Câu 1: Sôlôkhôp sinh và mất vào năm nào? Ở đâu?

Trả lời: Sôlôkhôp sinh năm 1905 và mất năm 1984. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân ở trấn Viôsenxkaia_một địa phương ở vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô

Câu 2: Điều gì đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời sang tác của Sôlôkhôp?

Trả lời: Điều ảnh hưởng lớn đến cuộc đời sang tác của Sôlôkhôp chính là con ng ười v à c ảnh v ật sông Đông gắn g ắn b ó m áu th ịt v ới ông. Con sông ấy gắn liền đến những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Con sông đã khơi nguồn cho Sôlôkhôp sáng tác nên tác phẩm “Sông Đông êm đềm” đựợc trao tặng giải Nobel văn học

Câu 3: Lược kể về những nét chính cuộc đời của Sôlôkhôp

Trả lời:
Sôlôkhôp sinh trưởng trong một gia đình nông dân bên dòng sông Đông lịch sử
Ông học tiểu học ở trường làng, sau đó lên Maxcơva học được vài ba năm rồi trở về quê
Sôlôkhôp sớm tham gia hoạt động CM, có mặt ở khắp các chiến trường. Ông là đại biểu cho lớp trí thức mới bắt rễ sâu trong quần chúng lao động và thực tế đầy dông bão, trưởng thành sau CM
1939, Sôlôkhôp được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô
Sôlôkhôp được giải thưởng Nobel năm 1965

Câu 4: Kể tên 3 tác phẩm của Sôlôkhôp

Trả lời: “Sông Đông êm đềm”( gồm bốn tập hoàn thành năm 1940), “Đất vỡ hoang”(Tập 1_1932 và tập 2_1959), “Số phận con người”(1956)

Câu 5: Tóm tắt tác phẩm “Số phận con người”

Trả lời: Anđơrây Xôcôlốp vốn là một chiến sĩ Hồng Quân đã tham gia chống Phát xít trong Đại chiến TG lần 2 và đã gánh chịu nhiều tổn thất: bị thương, bị địch bắt, vợ và hai con gái chết vì bom, con trai hi sinh đúng ngày chiến thắng. Trở về cuộc sống đời thường ngoài quân ngũ, Xôcôlốp gặp cậu bé Vania tội nghiệp (mất gia đình vì bom phải sống lang thang). Xôcôlốp tự nhận mình là bố và đem đứa bé về nuôi. Hai tâm hồn cô đơn lạnh giá sưởi ấm cho nhau, sống những ngày không thể nào quên. Nhưng số phận vẫn chưa chịu buông tha. Xôcôlốp gặp rủi trong một chuyến chở hàng thuê và bị tịch thu bằng lái xe. Thế là hai bố con lại thất thểu dắt nhau đi kiếm sống ở phương trời khác. Con vẫn hớn hở tung tăng quấn quýt lấy bố trong khi bố phải gượng nhẹ mà che dấu bệnh tim và nỗi thống khổ vì những sự cay đắng

Câu 6: Chủ đề tác phẩm “Số phận con người”

Trả lời:
Ca ngợi tính cách, con người Nga: Ý chí kiên cường và lòng nhân ái
Bi kịch cá nhân cùng với bi kịch của thời đại
Trách nhiệm của xã hội đối với mỗi cá nhân và trách nhiệm của cá nhân đối với lịch sử.

Về Đầu Trang Go down
 

Tóm tắt phần văn học nước ngoài !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Phân tích khổ thơ đầu bài thơ đất nước ! - Nguyễn Khoa Điềm -
» Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ! -Nguyễn Minh Châu -
» Phân tích Nghịch lý trong Chiếc thuyền ngoài xa ! - Nguyễn Minh Châu - (2)
» Bài tập về phần nguyên hàm và tính phân !
» Nguyên nhân gây ra nước biển mặn !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Ngọc Lặc ! :: Tài liệu học tập ! :: Tài liệu luyện thi ! :: Tài liệu luyện thi tốt nghiệp THPT !-
-----------------------